Các loại đậu hạt chứa protein và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, có thể tích hợp thường xuyên vào chế độ ăn của người ăn chay.
Dưới đây là giá trị và hàm lượng dinh dưỡng của một số loại đậu hạt bạn có thể tham khảo cho chế độ ăn giàu thực vật và đầy đủ chất dinh dưỡng.
1. Đậu đen
1 cốc đậu đen nấu chín cung cấp 15g protein, 15g chất xơ; 30% nhu cầu magnesium, 20% sắt, 17% potassium và 13% kẽm hàng ngày. Đậu đen luộc chín có thể cho vào món rau trộn, các món súp, hầm hoặc nghiền ra chế biến thành nước xốt.
2. Đậu trắng
1 cốc đậu trắng nấu chín cung cấp 17g protein, 11g chất xơ, hơn 60% nhu cầu folate, 30% mangesium, 28% sắt, 24% potassium và 13% nhu cầu kẽm hàng ngày.
Bên cạnh đó, đậu trắng còn đáp ứng 13% nhu cầu calcium hàng ngày cho cơ thể (so với mức 8% từ đậu pinto và 5% từ đậu đen).
3. Đậu cúc (đậu pinto)
1 cốc đậu pinto nấu chín cung cấp khoảng 15g protein và 15g chất xơ; giúp bổ sung ¾ nhu cầu folate và magnesium hàng ngày, bổ sung 21% nhu cầu potassium và magnesium, 20% sắt, 15% selenium.
4. Đậu lima
Đậu lima thuộc nhóm đậu cove. 1 cốc đậu lima nấu chín chứa 11g protein, 9g chất xơ; đáp ứng 31% nhu cầu magnesium hàng ngày, 28% nhu cầu potassium, 23% sắt và 9% kẽm.
Loại đậu này còn cung cấp trên 10% nhu cầu vitamin nhóm B hàng ngày, 31% nhu cầu vitamin C.
5. Đậu gà
1 cốc đậu gà nấu chín chứa 14,5g protein, 12,5g chất xơ và đáp ứng hơn 70% nhu cầu folate hàng ngày, 26% nhu cầu sắt, 20% nhu cầu magnesium, 14% potassium và 8% calcium.
Theo nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Dưỡng chất chuyên về loại đậu này, người thường xuyên tiêu thụ đậu gà giảm được 53% nguy cơ béo phì, có chỉ số khối cơ thể và số đo vòng bụng nhỏ hơn so với người không tiêu thụ đậu này.
6. Đậu xanh
1 cốc đậu xanh nấu chín chứa 14g protein, 15g chất xơ cùng với 80% nhu cầu folate hàng ngày, 24% nhu cầu magnesium, 16% sắt, 15% potassium và 5% nhu cầu calcium. Đậu xanh có mùi vị giống như đậu lăng, được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ và châu Á.